Vải kaki là gì? – Hiện nay thị trường vải hiện tại Việt Nam rất đa dạng với rất nhiều các loại vải may đồng phục khác nhau. Trong đó, vải kaki là chất liệu vải may được nhiều người ưa chuộng trong nhất trong ngành công nghiệp may mặc bởi những tính năng và công dụng của nó mang lại.
Vậy bạn đã biết vải kaki là gì chưa? cách phân loại vải kaki như thế nào? Hãy cùng đồng phục zavi tìm hiểu rõ về chất liệu vải kaki cũng như cách phân biệt và nhận biết các loại vải kaki cụ thể trong bài viết này nhé!
Vải kaki là gì?
Vải kaki chính là chất liệu vải thông thường được làm từ chất liệu cotton 100% và chúng được dệt một cách chắc chắn, mang đến một cảm giác mát mẻ, thoáng mát khi sử dụng. Ngoài ra còn có thêm một số chất lượng khác có chứa thêm những thành phần sợi tổng hợp để mang đến cho người sử dụng cảm giác thư giãn thoải mái và dễ chịu nhất có thể.
Nguồn gốc của vải kaki
Vải kaki được ra đời từ giữa thế kỉ 19 tại Ấn Độ. Tại thời điểm đó quân phục của lính Anh chính là áo khoác đỏ và quần trắng được sử dụng từ vải len. Do khí hậu quá nóng nực, nên trang phục không phù hợp và làm ảnh hưởng đến tâm lí chiến đấu của quân lính. Chính vì thế, Harry Bernett Lumsden đã thay thế vải len bằng một chất liệu vải mỏng, nhẹ, có màu nâu đất nhằm giúp dễ dàng ngụy trang. Và đó chính là nguồn gốc sơ khai của vải kaki hiện nay.
Những ưu điểm của vải kaki là gì?
Hiện nay tất cả loại vải kaki đều có chung một ưu điểm đó chính là rất bền và tương đối thoáng mát. Ngoài ra 1 đặc điểm nổi bật nữa là nó rất ít khi bị nhăn cho dù bạn có hoạt động rất nhiều. Sản phẩm sẽ tiện lợi hơn đối với những công việc có sự di chuyển nhiều. Bên cạnh đó vải kaki cũng rất bền màu và kiểu dáng thiết kế đa dạng giúp cho người dùng có 1 sự chọn lựa thoải mái hơn bao giờ hết.
Vải kaki có những loại nào?
Với sự phát triển của xã hội ngày nay thì nhờ vào công nghệ dệt vải tiên tiến và hiện đại mà các nhà sản xuất đã sáng tạo ra khá nhiều mẫu vải kaki khác nhau. Chất liệu này được phân loại thành 2 loại chính đó là: vải kakin thun và kaki không thun, ngoài ra vải kaki còn phân thành 2 loại vải nữa đó là vải kaki cotton và kaki polyester.
Vải kaki thun là gì
Đây chính là loại vải tương đối dày nhưng vải kaki thun vẫn tạo cho người mặc 1 cảm giác thoải mái, mát mẻ. Vải được dùng chủ yếu để may sản phẩm liên quan đến váy nữ và quần áo bảo hộ.
Về vải kaki không thun
Đây chính là loại vải có độ cứng tương đối cao, ít bị nhăn rất thích hợp may trang phục dành cho nam giới hiện đại. Đặc biệt, chất liệu vải kaki không thun dùng để may các mẫu quần âu nam, tôn lên sự lịch lãm, sang trọng và gọn gàng của phái mạnh.
Về vải kaki cotton
Sản phẩm được dệt từ những sợi bông tự nhiên, vải kaki cotton lại có độ dày mỏng hơn nhiều so với những chất liệu kaki khác. Ưu điểm của loại vải này thường tạo sự thoáng mát, dễ chịu và không gây gò bó cho cơ thể. Vì thế, vải Kaki cotton rất thích hợp may các loại quần áo, váy dành cho nữ theo kiểu ôm sát làm tôn lên vóc dáng của người phụ nữ quyến rủ. Chất liệu sản phẩm được cải tiến thành nhiều chất liệu khác như vải kaki 65 35, vải kaki cotton 100%,…đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay.
Về vải kaki polyester
Đây là loại có nguồn gốc từ những sợi tổng hợp được cấu tạo bởi những thành phần đặc trưng của nó chính Etylen (C2H4). Ưu điểm của loại vải này đó là có khả năng hút ẩm cực thấp, chống cháy và không hề bị co giãn sợi vải cho dù trải qua rất nhiều lần giặt.
Giá vải kaki như thế nào?
Giá vải kaki hiện nay được bán trên thị trường từ 50.000đ – 130.000đ (có thể thay đổi theo từng thời điểm) tùy vào chất lượng vải dựa vào các thành phần khác nhau của vải để định giá sản phẩm. Để biết chi tiết thì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn nhé!
Hướng dẫn vệ sinh, bảo quản vải kaki
Để vải kaki phát huy được tối đa độ bền trong quá trình sử dụng thì bắt buộc phải vệ sinh và bảo quản đúng cách để loại bỏ hoàn toàn vết bẩn đồng thời không gây ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải.
- Giặt vải đúng cách: Trước khi giặt đồ chất liệu kaki bạn nên lộn mặt trái của sản phẩm để tránh thao tác vò nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải.
- Riêng biệt với các loại vải khác: Nên giặt riếng kaki với những loại vải khác.
- Giặt tay thay vì máy: Chỉ nên giặt các quần áo kaki bằng tay chứ không nên sử dụng máy giặt vì khi giặt máy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sợi vải.
- Hạn chế dùng chất tẩy rửa: Sử dụng chất tấy rửa dịu nhẹ lành tính, không có tính tẩy mạnh. Không sử dụng thuốc tẩy chuyên dụng để loại bỏ vết bẩn trên vải Kaki vì làm như thế sẽ gây ra tình trạng phai màu loang lổ trông rất mất thẩm mỹ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về vải Kaki là gì mà Đồng Phục Zavi đã tổng hợp để chia sẽ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn và giúp bạn có thêm kinh nghiệm nhận biết vải và chọn cho mình một loại vải ưng ý nhất.